Bộ Công Thương: Không có chuyện “doanh nghiệp thép bắt tay làm giá”

gia thep hom nay
Nguyên liệu sản xuất thép là nhập khẩu, giá thép thế giới tăng khiến trong nước tăng theo nên Bộ Công Thương phủ nhận việc các doanh nghiệp “bắt tay” đẩy giá.

Nguyên liệu sản xuất thép là nhập khẩu, giá thế giới tăng khiến trong nước tăng theo nên Bộ Công Thương phủ nhận việc các doanh nghiệp “bắt tay” đẩy giá.

Giá thép tăng 40-50% từ đầu năm đến nay khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng loại vật liệu này gặp khó. Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam (VACC) đề xuất kiểm tra giá thép tăng phi mã và đặt vấn đề “có hay không chuyện doanh nghiệp bắt tay làm giá thép”.

Về việc này, Bộ Công Thương khẳng định “không có cơ sở nói có sự bắt tay” do giá thành sản phẩm phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài. Ngành thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn từ nguồn nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất đầu vào, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite…

Ngoài giá nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao, giá thép tăng phi mã còn do thời gian giao hàng kéo dài do chuỗi cung ứng logistics ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Trong khi đó, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), kinh tế thế giới sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 4,2%, riêng ngành thép phục hồi tăng 4,5% và tiêu thụ tăng 4,2%. Nhu cầu tại các thị trường mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, dự kiến tăng 9,4%.

Hiện nguồn cung thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước khoảng 14 triệu tấn, đủ cho nhu cầu trong nước, xuất khẩu. Tuy nhiên, cung ứng nguyên liệu sản xuất thép lại đang bị gián đoạn do Covid-19, nên doanh nghiệp không thể tăng sản xuất. Bộ Công Thương dự báo, thị trường thép có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới nhưng sau này sẽ được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu.

Sản xuất thép tại Nhà máy thép Hoa Sen. Ảnh: Phương Đông
Sản xuất thép tại Nhà máy thép Hoa Sen. Ảnh: Phương Đông

Để ổn định cung – cầu thị trường, tránh biến động giá. Bộ Công thương cho biết sẽ xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ quan này đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá. Tổng cục Thống kê cung cấp tình hình sản xuất và tiêu thụ thép hằng tháng. Bộ Xây dựng dự báo và cung cấp nhu cầu sắt, thép xây dựng để cân đối nhu cầu, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm.

Về dài hạn, Bộ Công Thương nhận định, thép cuộn cán nóng dự kiến vẫn mất cân đối cung – cầu do nhu cầu thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng. Vì thế, để tăng cung các loại thép phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo, bộ này đề nghị Chính phủ có những chính sách thuế, ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư sản xuất mở rộng sản xuất. Hoặc thu hút các nhà đầu tư mới có tiềm năng phát triển các dự án sản xuất thép cán nóng.

Hiện giá thép Hòa Phát ở mức 16,8-17 triệu đồng một tấn, tuỳ loại. Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu Kyoei đang ở mức 16,9 – 16,95 triệu đồng một tấn. Công ty thép Thái Nguyên báo giá thép cuộn CB240 16,9-16,95 triệu đồng một tấn.

Báo cáo về tình hình thị trường thép tháng 3 của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định, giá thép có thể tăng đến hết quý 3 năm nay. Trước những diễn biến khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc và Ấn Độ. VSA cho biết nguồn cung thép trong nước không khan hiếm, giá tăng là do nguyên liệu sản xuất mặt hàng này tăng theo giá thế giới.

Ngành bất động sản, xây dựng hạ tầng sẽ hồi phục, một số dự án đầu tư công lớn như sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc Nam… vào giai đoạn thi công. Bộ Công Thương dự báo, nhu cầu sản phẩm phôi thép, giá thép tăng lần lượt 6% và 3%.

Ước tính, tổng cầu sản phẩm thép các loại khoảng 27 triệu tấn, trong đó thép xây dựng ở mức 11,2 triệu tấn; ống thép khoảng 2,5 triệu tấn và tôn mạ hơn 4,4 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước khoảng 14 triệu tấn, đảm bảo đủ cho nhu cầu trong nước, xuất khẩu.

Riêng thép cuộn cán nóng (HRC) và thép lá cán nguội (CRC), nhu cầu trong nước khoảng 10,7 triệu tấn, tăng 30% so với 2020. Nhưng hiện công suất sản xuất mặt hàng này chỉ đáp ứng được một nửa, 5-6 triệu tấn. Vì thế, tới đây các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục nhập khẩu lượng lớn để sản xuất.

One thought on “Bộ Công Thương: Không có chuyện “doanh nghiệp thép bắt tay làm giá”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điện Thoại