Giá Dầu quay đầu giảm mạnh
Giá dầu giảm mạnh trong phiên vừa qua do OPEC hủy họp và đồng USD tăng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, giá dầu thô Brent giảm 2,63 USD/thùng, tương đương 3,4%, xuống 74,53 USD, dù trong phiên có lúc đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, là 77,84 USD/thùng.
Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) cũng giảm 1,79 USD (tương đương 2,4%) xuống 73,37 USD/thùng; sau khi có thời điểm đạt 76,89 USD, cao nhất kể từ tháng 11/2014 (hơn 6 năm).
Việc giá dầu biến động mạnh trong phiên vừa qua chủ yếu do OPEC không đạt được thỏa thuận về sản lượng dầu mỏ trong thời gian tới.
“Thị trường lo ngại rằng UAE sẽ can thiệp và đơn phương bổ sung dầu vào sản lượng; và những thành viên khác của OPEC cũng sẽ làm theo”, Bob Yawger; Giám đốc phụ trách mảng năng lượng kỳ hạn của Mizuho, cho biết.
Trước đó, ngày 5/9; các Bộ trưởng OPEC+ (bao gồm Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ; Nga và một số nước sản xuất dầu khác) đã từ bỏ cuộc đàm phán sau khi Saudi Arabia ; nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất OPEC – và Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) bị chia rẽ về quan điểm. Trước đó, cuộc đàm phán lẽ ra diễn ra vào ngày 1/7, nhưng đã liên tục bị hoãn lại.
Vàng gần chạm 1.800 USD do lợi tức trái phiếu Mỹ giảm
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch vừa qua; có lúc đạt trên ngưỡng quan trọng 1.800 USSD/ounce do lợi suất trái phiếu Mỹ giảm. Các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao biên bản cuộc họp chính sách tháng 6; của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – dự kiến công bố trong ngày hôm nay (7/7); để biết rõ hơn đường hướng chính sách của thể chế này.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.794,37 USD/ounce; trong phiên có lúc tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 17 tháng 6, là 1.814,78 USD. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 cũng tăng 0,6% ở mức 1.794,2 USD.
Lợi suất kho bạc Mỹ kỳ hạn tham chiếu đã giảm xuống mức thấp nhất gần 2 tuần; làm cho vàng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.
Đồng giảm từ mức cao nhất 3 tuần
Giá đồng trên sàn London (LME); đã giảm từ mức cao nhất trong vòng 3 tuần do USD mạnh lên và dầu mỏ giảm gía.
Trước phiên vừa qua, giá đồng đã có 2 phiên tăng liên tiếp; khi nhà đầu tư tăng cường mua kim loại này như một rào cản chống lạm phát; trong bối cảnh giá dầu tăng lên mức cao chưa từng có trong vòng nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, đồng USD mạnh lên đã kéo giá đồng giảm trở lại.
Kết thúc phiên 6/7, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 2,5% xuống 9.270 USD/tấn; trong phiên có lúc chạm mức 9.632,50 USD, mức cao nhất kể từ ngày 16/6.
Ole Hansen, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa thuộc Ngân hàng Saxo ở Copenhagen; cho biết giá đồng trên sàn LME đã không thể duy trì sự bứt phá trên ngưỡng trung bình của 21 ngày; bởi các nhà đầu cơ bán mạnh. Họ coi việc giá tăng của 2 phiên vừa qua là tín hiệu tăng ngắn hạn mang tính kỹ thuật.
Giá sắt thép tăng
Giá thép trên thị trường Trung Quốc tăng trong phiên vừa qua do giá nguyên liệu thép tăng lên và dự báo Chính phủ nước này sẽ gia tăng kiểm soát sản lượng; bất chấp việc hoạt động xây dựng ở nước này đã chậm lại và doanh số bán ô tô cũng bị hạn chế.
Phiên vừa qua, giá thép cây – dùng trong xây dựng – trên sàn Thượng Hải (kỳ hạn tháng 10) tăng 2,9% lên 5.304 nhân dân tệ (821,15 USD)/tấn vào lúc đóng cửa; thép cuộn cán nóng; được sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng, tăng 3,2% lên 5.604 nhân dân tệ/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, kỳ hạn giao tháng 9; phiên này cũng có thời điểm tăng 3,7% lên 1.242 nhân dân tệ/tấn; kết thúc phiên giao dịch vẫn tăng 2,8% so với lúc đóng cửa phiên trước, đạt 1.231 nhân dân tệ/tấn.javascript:void(0)
Giá ngô, đậu tương giảm do thời tiết nông vụ được cải thiện
Sàn giao dịch ngũ cốc Chicago đã hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ lễ Độc lập.
Giá ngô phiên vừa qua giảm sau khi dự báo thời tiết ở Mỹ sẽ mát mẻ và ẩm hơn; làm giảm bớt lo ngại về điều kiện nông vụ không thuận lợi.
Giá ngô Mỹ giao dịch trên sàn Chicago, kỳ hạn tháng 12/2020 giảm xuống 5,39-3/4 USD/bushel; kỳ hạn tháng 5/2022 cũng mất 40 US cent/bushel trong phiên này.
Tuần trước; giá ngô đã tăng mạnh 12% do dự báo diện tích trồng ngô Mỹ thấp hơn dự kiến bởi thời tiết ở vành đai phía Bắc và phía Tây nước Mỹ bị khô hạn.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 kết thúc phiên vừa qua giảm 94 US cent xuống 13,05 USD/bushel; khô đậu tương giảm 25,9 USD xuống 362,40 USD/tấn; trong khi dầu đậu tương kỳ hạn tháng 12 giảm 3,5 US cent xuống 58,78 cent/lb.
Đường và cà phê giảm
Giá đường và cà phê giảm trong phiên vừa qua do hoạt động bán tháo. Đồng real Brazil thấp nhất kể từ đầu tháng 6 so với USD càng gây áp lực giảm giá các mặt hàng này.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,28%; tương đương 1,5%, ở mức 17,87 cent/lb.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 7,40 USD, tương đương 1,6%, xuống 444,00 USD/tấn.
Sản lượng đường của Liên minh Châu Âu niên vụ 2021/22 dự báo sẽ tăng; kéo lượng tồn trữ tăng theo.
Đối với mặt hàng cà phê, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 phiên vừa qua kết thúc ở mức giảm 4,95 cent; tương đương 3,2%, xuống 1,481 USD/lb. Trong phiên có lúc gía chạm mức thấp nhất 7 tuần, là 1,4765 USD/lb.
Cà phê robusta giao tháng 9 cũng 8 USD, tương đương 0,5%, xuống 1.679 USD/tấn.
Tổ chức Cà phê Quốc tế mới đây đã tăng dự báo thặng dư cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020/21.
Cao su tăng.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua sau khi dữ liệu chính thức cho thấy chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản tháng 5 tăng mạnh; trong đó người tiêu dùng đổ xô đi mua ô tô và điện thoại, thúc đẩy nhu cầu đối với những mặt hàng công nghiệp như cao su.
Kết thúc phiên này, cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn Osaka tăng 2,3 yen; tương đương 1%, lên 223,7 yen/kg. Trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 9 cũng tăng 3% lên 13.380 CNY/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 7/7:
THÉP T.M.P